Liên Xô tại Thế vận hội

Liên Xô tại
Thế vận hội
Mã IOCURS
NOCỦy ban Olympic Liên Xô
Huy chương
Xếp hạng 2
Vàng Bạc Đồng Tổng số
473 376 355 1.204
Tham dự Mùa hè
  • 1952
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
Tham dự Mùa đông
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
Các lần tham dự khác
 Đế quốc Nga (1900–1912)
 Estonia (1920–1936, 1992–)
 Latvia (1924–1936, 1992–)
 Litva (1924–1928, 1992–)
 Đoàn thể thao hợp nhất (1992)
 Armenia (1994–)
 Belarus (1994–)
 Gruzia (1994–)
 Kazakhstan (1994–)
 Kyrgyzstan (1994–)
 Moldova (1994–)
 Nga (1994–2016)
 Ukraina (1994–)
 Uzbekistan (1994–)
 Azerbaijan (1996–)
 Tajikistan (1996–)
 Turkmenistan (1996–)
 Vận động viên Olympic từ Nga (2018)
 Ủy ban Olympic Nga (2020–2022)
Tập tin:USSR NOC.png
Biểu tượng Ủy ban Olympic Liên Xô

Liên Xô tham dự Thế vận hội lần đầu năm 1952, và tranh tài liên tục tại Thế vận hội Mùa đông và Mùa hè đến năm 1988, trừ kì tẩy chay Thế vận hội Mùa hè Los Angeles 1984. Liên Xô đứng đầu tại 6/9 kì Thế vận hội Mùa hè và xếp thứ hai tại 3 kì còn lại. Còn tại Thế vận hội Mùa đông, Liên Xô đứng thứ nhất tại 7 kì và về nhì trong 2 kì còn lại.

Sau Cách mạng Tháng MườiNội chiến Nga, Liên Xô không tham gia bất cứ giải đấu quốc tế nào vì lí do ý thức hệ.[1] Tuy nhiên, sau Thế chiến hai, việc tham dự Olympic bắt đầu được coi như một sự cổ vũ hiệu quả cho Chủ nghĩa Cộng sản.[2]. Ủy ban Olympic Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập ngày 21 tháng 4 năm 1951, và được công nhận tại kì họp thứ 45 của IOC (7 tháng 5 năm 1951). Cùng năm, khi đại diện Xô viết Constantin Andrianov trở thành thành viên IOC, Liên Xô chính thức gia nhập Phong trào Olympic.

Thế vận hội Mùa hè 1952 tại Helsinki là kì Đại hội đầu tiên có vận động viên Liên Xô. Vào ngày 20 tháng 7 năm 1952 huy chương Vàng đầu tiên trong lịch sử Liên bang Xô viết được trao cho Nina Romashkova, nội dung ném đĩa nữ. Thành tích của Romashkova (51.42 m) là kỉ lục Olympic mới được ghi lúc đó.

Thế vận hội Mùa đông 1956 tại Cortina d'Ampezzo là kì Thế vận hội Mùa đông đầu tiên đánh dấu sự tham gia của Liên Xô. Tại đây, huy chương Vàng Olympic đầu tiên được trao cho Lyubov Kozyreva, nội dung trượt tuyết băng đồng 10 km.

Liên Xô là nước chủ nhà của Thế vận hội Mùa hè 1980 tại Moskva. Đại hội bị tẩy chay bởi Hoa Kỳ và nhiều nước khác, do đó, Liên Xô dẫn đầu cuộc Tẩy chay tại Thế vận hội Mùa hè 1984 tại Los Angeles.

Mặc dù Liên Xô tan rã tháng 12 năm 1991 nhưng Ủy ban Olympic quốc gia vẫn tồn tại đến 12 tháng 3 năm 1992. Năm 1992, 12 trong 15 nước cộng hòa cũ thuộc Liên bang Xô viết tham dự dưới tên Đoàn thống nhất và cờ Olympic tại Barcelona. Tại đây, họ đã về nhất trong bảng tổng sắp huy chương. Đoàn thống nhất cũng tranh tài tại Thế vận hội Mùa đông tại Albertville sớm hơn cùng năm, 7 nước cộng hòa tham gia và về nhì trong bảng tổng sắp huy chương.

Tất cả huy chương Olympic của Đế quốc NgaLiên Xô đều được thừa hưởng bởi Liên bang Nga, nhưng không được tính vào số huy chương được trao cho Liên bang Nga hiện nay.

Chủ nhà

Liên Xô đã đăng cai một kì Thế vận hội Mùa hè

Đại hội Thành phố Thời gian Quốc gia Vận động viên Nội dung
Thế vận hội Mùa hè 1980 Moskva 19 tháng 7 – 3 tháng 8 80 5,179 203

Dòng thời gian tham dự

Thời gian Đoàn thể thao
1900–1912  Đế quốc Nga (RU1)
1920  Estonia (EST)
1924–1936  Latvia (LAT)  Litva (LTU)
1952–1988  Liên Xô (URS)
1992–  Đoàn thể thao hợp nhất (EUN)  Estonia (EST)  Latvia (LAT)  Litva (LTU)
1994–  Armenia (ARM)  Belarus (BLR)  Gruzia (GEO)  Kazakhstan (KAZ)  Kyrgyzstan (KGZ)  Moldova (MDA)  Nga (RUS)  Ukraina (UKR)  Uzbekistan (UZB)
1996–  Azerbaijan (AZE)  Tajikistan (TJK)  Turkmenistan (TKM)

Bảng huy chương

*Khung đỏ biểu thị Đại hội được tổ chức tại nước chủ nhà

Huy chương tại Thế vận hội Mùa hè

Đại hội Vận động viên Vàng Bạc Đồng Tổng Xếp thứ
1896–1948 không tham dự
Phần Lan Helsinki 1952 295 22 30 19 71 2
Úc Melbourne 1956 283 37 29 32 98 1
Ý Roma 1960 284 43 29 31 103 1
Nhật Bản Tokyo 1964 319 30 31 35 96 2
México Thành phố México 1968 313 29 32 30 91 2
Tây Đức München 1972 373 50 27 22 99 1
Canada Montréal 1976 410 49 41 35 125 1
Liên Xô Moskva 1980 489 80 69 46 195 1
Hoa Kỳ Los Angeles 1984 không tham dự
Hàn Quốc Seoul 1988 481 55 31 46 132 1
Tổng số 395 319 296 1010 2

Huy chương tại Thế vận hội Mùa đông

Đại hội Vận động viên Vàng Bạc Đồng Tổng Xếp thứ
1924–1952 không tham dự
Ý Cortina d'Ampezzo 1956 55 7 3 6 16 1
Hoa Kỳ Squaw Valley 1960 62 7 5 9 21 1
Áo Innsbruck 1964 69 11 8 6 25 1
Pháp Grenoble 1968 74 5 5 3 13 2
Nhật Bản Sapporo 1972 78 8 5 3 16 1
Áo Innsbruck 1976 79 13 6 8 27 1
Hoa Kỳ Lake Placid 1980 86 10 6 6 22 1
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Sarajevo 1984 99 6 10 9 25 2
Canada Calgary 1988 101 11 9 9 29 1
Tổng số 78 57 59 194 4

Huy chương theo môn thể thao Mùa hè

  Dẫn đầu trong môn thể thao đó
Thể dục dụng cụ 73 67 44 184
Điền kinh 64 55 74 193
Vật 62 31 23 116
Cử tạ 39 21 2 62
Canoeing 29 13 9 51
Đấu kiếm 18 15 16 49
Bắn súng 17 15 17 49
Quyền Anh 14 19 18 51
Bơi lội 12 21 26 59
Chèo thuyền 12 20 10 42
Xe đạp 11 4 9 24
Bóng chuyền 7 4 1 12
Cưỡi ngựa 6 5 4 15
Judo 5 5 13 23
Năm môn phối hợp hiện đại 5 5 5 15
Thuyền buồm 4 5 3 12
Nhảy cầu 4 4 6 14
Bóng rổ 2 4 2 8
Bóng ném 4 1 1 6
Bóng nước 2 2 3 7
Bóng đá 2 0 3 5
Bắn cung 1 3 3 7
Khúc côn cầu trên cỏ 0 0 2 2
Tổng 395 319 296 1010

Huy chương theo môn thể thao Mùa đông

Trượt tuyết băng đồng 25 22 21 68
Trượt băng tốc độ 24 17 19 60
Trượt băng nghệ thuật 10 9 5 24
Hai môn phối hợp 9 5 5 19
Khúc côn cầu trên băng 7 1 1 9
Luge 1 2 3 6
Xe trượt lòng máng 1 0 2 3
Trượt tuyết nhảy xa 1 0 0 1
Hai môn phối hợp Bắc Âu 0 1 2 3
Trượt tuyết đổ đèo 0 0 1 1
Tổng 78 57 59 194

Tham khảo

  1. ^ Keys, Barbara J. (2006), t42Gc_c2&sig=Je2mB7MqhEpM4GvLLcJxpM5S4XE&hl=en&sa=X&ved=0ahUKEwiV85jHxsbOAhUpDsAKHUEUDLwQ6AEITDAN#v=onepage&q=sport%20in%20USSR%201930s&f=false Globalizing Sport: National Rivalry and International Community in the 1930s, Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts, ISBN 0-674-02326-9 (p. 159)
  2. ^ O'Mahony, Mike (2006), Sport in the USSR: Physical Culture--Visual Culture, Reaktion Books Ltd, London, ISBN 1-86189-267-5 (p. 19)
  • x
  • t
  • s
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Âu
  • Albania
  • Andorra
  • Vương quốc Anh
  • Áo
  • Armenia
  • Azerbaijan
  • Ba Lan
  • Belarus
  • Bỉ
  • Bosna và Hercegovina
  • Bồ Đào Nha
  • Bulgaria
  • Cộng hòa Séc
  • Síp
  • Croatia
  • Đan Mạch
  • Đức
    • Mùa hè
    • Mùa đông
  • Estonia
  • Gruzia
  • Hà Lan
  • Hungary
  • Hy Lạp
  • Iceland
  • Ireland
  • Israel1
  • Ý
  • Kosovo
  • Latvia
  • Liechtenstein
  • Litva
  • Luxembourg
  • Bắc Macedonia
  • Malta
  • Moldova
  • Monaco
  • Montenegro
  • Na Uy
  • Nga
  • Pháp
  • Phần Lan
  • România
  • San Marino
  • Serbia
  • Slovakia
  • Slovenia
  • Tây Ban Nha
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Thụy Điển
  • Thụy Sĩ
  • Ukraina
Châu Đại Dương
Khác
  • Đội tuyển Olympic người tị nạn
  • Vận động viên Olympic độc lập
Trong quá khứ
1 Israel là thành viên của Ủy ban Olympic châu Âu (EOC) từ năm 1994 sau khi tách khỏi Hội đồng Olympic châu Á (OCA) do xung đột Ả Rập-Israel
Cổng thông tin:Thế vận hội