Lê Ngọc Bình

Lê Ngọc Bình
黎玉玶
Cảnh Thịnh Đế hoàng hậu
Gia Long Đế phi
Thông tin chung
Sinh22 tháng 1, 1785
Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam
Mất10 tháng 10, 1810(1810-10-10) (25 tuổi)
Phú Xuân, Việt Nam
An tángHuyện Trúc Lâm, Thừa Thiên Huế
Phu quânCảnh Thịnh Đế
Gia Long
Hậu duệ
Hậu duệ
Nguyễn Phúc Cự
Nguyễn Phúc Quân
Nguyễn Phúc Ngọc Ngôn
Nguyễn Phúc Ngọc Khuê
Tên đầy đủ
Lê Ngọc Bình (黎玉玶)
Thụy hiệu
Cung Thận Đức phi
(恭慎德妃)
Tước hiệuHoàng hậu (皇后)
Chiêu nghi (昭儀)
Đức phi (德妃)
Hoàng tộcNhà Hậu Lê (thân sinh)
Nhà Tây Sơn (xuất giá)
Nhà Nguyễn (tái giá)
Thân phụLê Hiển Tông
Thân mẫuNguyễn Thị Điều

Lê Ngọc Bình (chữ Hán: 黎玉玶[1]; 22 tháng 1 năm 1785 - 10 tháng 10 năm 1810[2]), thụy hiệu Đức phi (德妃)[2], còn gọi là Lê Đức phi (黎德妃) hoặc Đệ Tam Cung Thận Đức Phi vốn là công chúa nhà Hậu Lê, sau trở thành hậu cung của Cảnh Thịnh Đế Nguyễn Quang Toản nhà Tây Sơn, và cuối cùng là phi tần của hoàng đế Gia Long.

Lê Ngọc Bình cùng Dương Vân Nga là hai người phụ nữ nổi tiếng vì làm hậu phi của hai vị vua thuộc hai triều đại khác nhau trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt ở đây lại là nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, hai triều đại nổi tiếng đối địch tàn khốc trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế

Bà là con gái út của vua Lê Hiển Tông, mẹ là Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều, sinh ngày 12 tháng 12 năm Cảnh Hưng 45 (tức ngày 22 tháng 1 năm 1785) tại Thăng Long.

Bà là em gái cùng cha khác mẹ của công chúa Lê Ngọc Hân, còn bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều là người cùng làng với bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, mẹ của Lê Ngọc Hân[3][3].

Năm Cảnh Thịnh thứ 3 (1795), sau khi quyền thần Bùi Đắc Tuyên bị dẹp, Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân tiến cử Ngọc Bình cho Cảnh Thịnh Đế Nguyễn Quang Toản. Công chúa Ngọc Bình trở thành hậu cung của Cảnh Thịnh Đế, tuy nhiên theo Quốc sử di biên, có lẽ bà chỉ là phi tần chứ chưa phải là Hoàng hậu như nhiều thông tin, nhưng điều này còn tồn nghi.

Thời Gia Long

Trong bộ sách Quốc sử di biên do Phan Thúc Trực soạn vào năm Tự Đức thứ 4 đến thứ 5 (1851-1852) có đoạn:

Năm Nhâm Tuất, Gia Long năm đầu (1802)... Ngày 21 Canh Thân, Thế Tổ (Gia Long) đến kinh thành Thăng Long, hào mục bắt anh em Nguyễn Quang Toản dâng lên vua... dâng nộp bà phi Lê Thị Ngọc Bình vào trong cung vua...[4]

Khi Cảnh Thịnh chạy ra Bắc, không hiểu vì lý do gì, Ngọc Bình và một số cung nữ bị kẹt ở Phú Xuân. Gia Long chiếm Phú Xuân, thấy Ngọc Bình trẻ đẹp, ăn nói dịu dàng, dáng điệu thướt tha nên ông quyết định nạp làm phi. Triều thần của vua Gia Long xúm lại can ngăn, họ nói: "Bệ hạ nay có cả thiên hạ, thiếu gì gái đẹp, việc gì phải lấy vợ của giặc làm vợ mình!". Gia Long cười ha hả mà nói: "Đến đất nước của giặc “tau” còn lấy, huống chi là vợ giặc, “tau” lấy vợ giặc làm vợ “tau” thì có chi mô!"[5]

Mặc dù có lời can ngăn, nhưng sau đó Lê Thị Ngọc Bình vẫn được phong làm Chiêu Nghi (昭儀), và sinh được hai hoàng tử nhà Nguyễn là Quảng Uy công Nguyễn Phúc Quân (sinh năm 1809), Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự (sinh năm 1810) và 2 công chúa là Mỹ Khê Công chúa Ngọc Khuê và An Nghĩa Công chúa Ngọc Ngôn[6].

Sách Đại Nam thực lục chép[7]:

Canh Ngọ, Gia Long năm thứ 9 [1810], Chiêu Nghi là Lê thị (con gái út của Lê Hiển Tông) mất, tặng Đức phi, an táng ở Trúc Lâm, Hương Trà, Thừa Thiên.
Lập từ đường ở Kim Long, sau dời qua làng Phú Xuân, nay thờ tại từ đường của Thường Tín Quận Công.

Do phải sinh nở liên tục nên sức khỏe của Ngọc Bình cứ thế yếu dần, cho đến khi qua đời vào năm 1810 khi chỉ vừa bước sang tuổi 25. Bà được Gia Long ban thụy là Cung Thận Đức phi (恭慎德妃) và cho an táng tại làng Trúc Lâm.

Tháng 12 năm 2009, tẩm mộ được cải táng về đồi Mâm Xôi, thuộc khu Đồng Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chị em Ngọc Hân và Ngọc Bình có nhiều điểm tương đồng: Hai bà đều là công chúa con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, hai bà đều sinh trưởng ở ngoài Bắc, lớn lên hai bà đều lấy chồng là hoàng đế nhà Tây Sơn, cả hai bà đều là Hoàng hậu tại Phú Xuân. Do những điểm tương đồng căn bản đó mà những câu chuyện truyền tụng về cuộc đời hai bà, gây ra sự lầm lẫn giữa Ngọc Hân và Ngọc Bình. Từng có người cho rằng người lấy Nguyễn Ánh là Ngọc Hân nhưng trên thực tế Ngọc Hân đã mất từ năm 1799.

Ngọc Bình là con vua Lê Hiển Tông, có 2 đời chồng là vua Quang Toản nhà Tây Sơn và vua Gia Long nhà Nguyễn. Do số phận lạ lùng, dân gian có câu ca dao nói về bà:

"Số đâu có số lạ lùng
Con vua lại lấy hai chồng làm vua"

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ghi là [Bình; 評]
  2. ^ a b Theo Nguyễn Phúc tộc Thế phả (1995). Nhà xuất bản Thuận Hóa, tr 222.
  3. ^ a b Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung, sách đã dẫn, tr 102
  4. ^ Bản dịch tiếng Việt do TS. Nguyễn Thị Oanh chủ trì việc biên dịch. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (Hà Nội) ấn hành năm 2010, tr. 75.
  5. ^ Dẫn theo Trần Quốc Vượng – MẤY VẤN ĐỀ VỀ VUA GIA LONG
  6. ^ Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung, sách đã dẫn, tr 105.
  7. ^ Bản dịch của Nhà xuất bản Giáo dục, tập 1.

Liên kết ngoài

  • Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung (2008), 18 vị công chúa Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
  • Đại Nam thực lục
  • x
  • t
  • s
Phong trào Tây Sơn (1771 – 1802)
Tam kiệt
Nguyễn Nhạc (1743-1793) • Nguyễn Huệ (1753-1793) • Nguyễn Lữ (1754-1787)




Hoàng đế
Thái Đức (1778-1788) • Quang Trung (1788-1792) • Cảnh Thịnh (1792-1802)
Hoàng hậu
Thái Đức
Quang Trung
Cảnh Thịnh
Lê Ngọc Bình
Tướng lĩnh
Thất hổ tướng
Ngũ phụng thư
Tướng người Hoa
Lương Văn Canh • Lý Tài (đến 1775) • Mạc Quan Phù • Phàn Văn Tài • Tập Đình (đến 1775) • Trần Thiên Bảo • Trịnh Nhất • Trịnh Thất
Lãnh tụ Chăm Pa
Khác
Chu Văn Uyển • Đào Công Giản • Đặng Tiến Đông • Đặng Văn Long • Đặng Xuân Bảo • Đặng Xuân Phong • Đặng Văn Chân • Đống Công Trường • Hồ Văn Tự • Kiều Phụng • Lê Chất • Lê Danh Phong • Lê Trung • Lê Văn Lợi • Lê Văn Long • Lê Văn Thanh • Ngô Văn Sở • Nguyễn Hữu Chỉnh • Nguyễn Quang Huy • Nguyễn Văn Danh • Nguyễn Văn Duệ • Nguyễn Văn Điểm • Nguyễn Văn Hòa • Nguyễn Văn Huấn • Nguyễn Tăng Long • Phạm Công Hưng • Phạm Ngạn • Phạm Văn Điềm • Phạm Văn Định • Phạm Văn Tham • Phạm Văn Trị • Phan Văn Lân • Trần Viết Kết • Trương Văn Đa • Từ Văn Chiêu • Từ Văn Tú • Võ Thị Thái • Vũ Thị Đức • Vũ Văn Nhậm • Vũ Văn Thành
Nhân sĩ
Lục kỳ sĩ
Cao Tắc Tựu • La Xuân Kiều • Nguyễn Thung • Triệu Đình Tiệp • Trương Mỹ Ngọc • Võ Xuân Hoài
Khác
Kinh đô
Quy Nhơn (Thái Đức) • Phú Xuân (Quang Trung và Cảnh Thịnh) • Phượng Hoàng Trung Đô (dự tính)
Sự kiện và
trận đánh
Khởi nghĩa Tây Sơn
(1771-1777)
Trận Quy Nhơn 1 (1773) • Trận Phú Yên (1776) • Trận Gia Định 1 (1776) • Trận Gia Định 2 (1777)
Tây Sơn-Chúa Nguyễn 1
(1777-1785)
Trận Gia Định 3 (1782) • Trận Gia Định 4 (1783)
Đại Việt-Xiêm La
(1785)
Đại Việt-Cao Miên
(1785)
Trận Nam Vang (1785)
Tây Sơn-Chúa Trịnh
(1775-1786)
Trận Cẩm Sa (1775) • Trận Phú Xuân (1786) • Trận Sơn Nam (1786) • Trận Thăng Long (1786)
Xung đột nội bộ
(1787)
Cuộc bao vây Thành Quy Nhơn (1787)
Đại Việt-Đại Thanh
(1789)
Đại Việt-Viêng Chăn
(1791)
Trận Xieng Khuang (1791) • Trận Viêng Chăn (1791)
Tây Sơn-Chúa Nguyễn 2
(1787-1802)
Trận Gia Định 5 (1787) • Trận Thị Nại 1 (1792) • Trận Quy Nhơn 2 (1799) • Trận Quy Nhơn 3 (1800-1801) • Trận Thị Nại 2 (1801) • Trận Phú Xuân (1801) • Trận Trấn Ninh (1802)
Lĩnh vực
Đồng minh và
chư hầu
Cao Miên (từ 1785) • Viêng Chăn (từ 1791) • Hải tặc Trung Hoa (từ 1771) • Chăm Pa (1782-1799) • Người Thượng (từ 1771) • Miến Điện (chưa rõ)
Đối thủ
Chúa Nguyễn
Chúa Trịnh
Vua Lê
Xiêm La
Rama I • Chiêu Tăng • Chiêu Sương • Lục Côn • Sương Uyển
Viêng Chăn, Bồn Man
Chiêu Nan • Thiệu Kiểu • Thiệu Đế
Đại Thanh
Pháp
(không chính thức)
Di sản và
thành tựu
Phổ cập chữ Nôm • Chế độ hộ khẩu • Tự do thương mại • Tiền đồng • Cởi mở tôn giáo • Sùng Chính Thư Viện • Hịch Đánh Trịnh • Hịch Ra Trận • Chiếu Lên Ngôi • Ai Tư Vãn • Đại Việt sử ký tiền biên • Lê quý dật sử • Tụng Tây Hồ phú • Định Quốc Đại Hiệu • Hỏa hổ • Hỏa cầu • Voi chiến Tây Sơn • Võ thuật Bình Định (Yến phi quyền, Hùng kê quyền, Độc lư thương) • Nhạc võ Tây Sơn
Di tích và
tưởng niệm
Thành Hoàng Đế (Bình Định) • Bảo tàng Quang Trung (Bình Định) • Phượng Hoàng Trung Đô (Nghệ An) • Đền thờ Quang Trung (Nghệ An) • Chùa Bộc (Hà Nội) • Gò Đống Đa (Hà Nội) • Trung Liệt miếu (Hà Nội) • Phòng tuyến Tam Điệp (Ninh Bình) • Khu di tích chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang) • Núi Bân (Thừa Thiên-Huế) • Đàn Nam Giao Tây Sơn (Thừa Thiên-Huế) • Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo (Gia Lai) • Lăng Đan Dương (chưa xác định)
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata