Kim Mạt Đế

Kim Mạt Đế
金末帝
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế Đại Kim
Trị vì1234
Tiền nhiệmKim Ai Tông
Kế nhiệm Triều đại sụp đổ
Thông tin chung
Mất9 tháng 2 năm 1234
Trung Quốc
Tên thật
Hoàn Nhan Thừa Lân (完顏承麟)
Niên hiệu
Thịnh Xương (盛昌)
Thụy hiệu
Miếu hiệu
Chiêu Tông (昭宗)
Tước hiệuĐại Kim Hoàng đế
Triều đạiNhà Kim

Kim Mạt Đế (chữ Hán: 金末帝; ?-1234), tên thật là Hoàn Nhan Thừa Lân (完顏承麟), là hoàng đế thứ 10 và là vị vua cuối cùng của nhà Kim trong lịch sử Trung Quốc. Ông ở ngôi vua nhà Kim ngày 9 tháng 2 năm 1234. Với thời gian làm vua chưa đầy 1 ngày, ông là hoàng đế ở ngôi ngắn nhất trong lịch sử Trung Quốc.[2]

Thân thế

Hoàn Nhan Thừa Lân là người trong hoàng tộc nhà Kim, hậu duệ của Kim Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả.[2]

Tướng thời suy loạn

Hoàn Nhan Thừa Lân có tài võ nghệ, được bổ nhiệm làm võ tướng nhà Kim. Nhờ có tài, dũng cảm thiện chiến, ông được Kim Ai Tông (Hoàn Nhan Thủ Tự) trọng dụng.

Nước Kim bị người Mông Cổ nổi lên đánh từ phương Bắc trong nhiều năm và ngày càng bị đẩy về phía nam. Năm 1232, quân Mông Cổ nam tiến đánh Biện Kinh – kinh thành mới của nước Kim.[3] Lúc đó nhà Kim đã suy yếu. Kim Ai Tông liệu thế không chống nổi, giao cho Vương Thủ Thuần giữ Biện Kinh, còn mình mang hoàng tộc bỏ chạy. Hoàn Nhan Thừa Lân nhận nhiệm vụ bảo vệ Kim Ai Tông cùng hoàng gia rời Biện Kinh đến Quy Đức.

Tướng Mông Cổ là Tốc Bất Đài đánh hạ Biện Kinh giết chết Vương Thủ Thuần. Kim Ai Tông sợ hãi, thấy Quy Đức không yên ổn bèn hạ lệnh chạy về Thái Châu.[4] Hoàn Nhan Thừa Lân lại lĩnh nhiệm vụ đưa vua Kim và toàn bộ hoàng tộc chạy từ Quy Đức đến Thái Châu được an toàn.

Thái Châu là vùng đất nằm sát địa giới nhà Nam Tống. Hoàn Nhan Thừa Lân kiến nghị Kim Ai Tông tổ chức phòng thủ để chống quân Mông Cổ. Lúc đó tình hình nhà Kim rất thiếu nhân sự, nguyên soái Hoàn Nhan Hợp Đạt và tướng Hoàn Nhan Nô Thân đã tử trận, tướng Bồ Sát Quan Nô thì phản Kim theo Mông rồi bị giết.[5] Kim Ai Tông bèn bổ nhiệm Hoàn Nhan Thừa Lân làm Phòng thủ phó soái phía đông.[2]

Nước Kim bị dồn vào đường cùng, Kim Ai Tông sai sứ sang Hàng châu, kinh đô nhà Nam Tống đề nghị liên minh chống Mông, nhưng Tống Lý Tông cự tuyệt, còn sai tướng Mạnh Hồng mang 2 vạn quân và 30 vạn thạch lương giúp Mông Cổ đánh Kim.

Nhận ngôi và tử trận

Tháng 12 năm 1233, quân Mông Cổ tiến đến vây hãm Thái Châu. Kim Ai Tông bèn phong Hoàn Nhan Thừa Lân làm Phòng thủ soái phía đông, giao toàn bộ trọng trách giữ thành cho ông.

Quân Mông Cổ rất mạnh, liên tiếp công phá thành từ phía tây. Phía nam, quân Tống cũng áp sát. Nhà Kim rất nguy ngập, Ai Tông lo sợ, quyết định nhường ngôi cho Hoàn Nhan Thừa Lân.[6]

Ngày 8 tháng 2 năm 1234, Kim Ai Tông tập hợp toàn bộ văn võ bá quan trong triều, tuyên bố nhường ngôi cho nguyên soái Hoàn Nhan Thừa Lân. Hoàn Nhan Thừa Lân không muốn nhận trọng trách trong lúc nguy cấp, nên một mực từ chối.[2] Kim Ai Tông bèn nói với ông:

Trẫm truyền ngôi vị cho khanh vì trẫm thân thể to béo, không tiện cưỡi ngựa. Khanh nhanh nhẹn, lại có tài, cơ may đột phá được vòng vây, cứu đất nước thoát khỏi nguy khốn

Hoàn Nhan Thừa Lân nghe vậy không có cách nào khác đành phải đồng ý lên ngôi.[2]

Hôm sau, ngày 9 tháng 2 năm 1234, Kim Ai Tông tổ chức nghi lễ truyền ngôi. Hoàn Nhan Thừa Lân chính thức nhận ngôi vua, đổi niên hiệu từ Thiên Hưng của Ai Tông sang niên hiệu mới là Thịnh Xương (盛昌). Ông trở thành vị vua thứ 10 nhà Kim trong hoàn cảnh ngặt nghèo, tức là Kim Mạt Đế, tôn Kim Ai Tông làm thái thượng hoàng.

Kim Mạt Đế vừa lên ngôi nửa ngày thì liên quân Mông – Tống áp sát thành Thái Châu. Ông vội dẫn các tướng sĩ ra nghênh địch.

Quân Tống ào ào tiến lên từ phía nam. Quân Kim hoảng loạn, nhiều người bỏ trốn. Kim Mạt Đế không chống nổi liên quân hai nước, phải rút quân về bảo vệ tử thành (thành trong).

Thượng hoàng Ai Tông thấy đại cục đã hỏng không thể cứu vãn được bèn lui vào hậu trường thắt cổ tự vẫn. Kim Mạt Đế nghe tin thượng hoàng qua đời, vội dẫn hoàng tộc cùng các quan tới chỗ thi hài Ai Tông và tổ chức an táng.

Trong khi lễ an táng chưa thực hiện xong thì quân địch bên ngoài đã tràn vào thành nội. Lớp thành cuối cùng bị phá vỡ. Kim Mạt Đế bèn dẫn tướng sĩ xông ra nghênh địch, nhưng lúc đó quân Tống đã vào thành rất nhiều. Quân Kim bị đánh tan tác, bản thân Kim Mạt Đế không chống nổi quân địch, bị tử trận trong khi xung đột trong thành.[2]

Kim Mạt Đế lên ngôi chưa được 1 ngày thì bị tử trận, là hoàng đế có thời gian ở ngôi ngắn nhất trong lịch sử Trung Quốc.[2] Không rõ khi đó ông bao nhiêu tuổi và được an táng tại đâu.

Thái Châu thất thủ, nhà Kim diệt vong sau 120 năm, tổng cộng có 10 đời vua.

Xem thêm

Tham khảo

  • Thương Thánh (2011), Chính sử Trung Quốc qua các Triều đại, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  • Nguyễn Khắc Thuần (2003), Các đời đế vương Trung Quốc, Nhà xuất bản Giáo dục
  • Đặng Huy Phúc (2001), Các hoàng đế Trung Hoa, Nhà xuất bản Hà Nội
  • Chu Thiệu Hầu (2003), Tổng tập lược truyện các Tể tướng trong lịch sử Trung Quốc, tập 2, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin

Chú thích

  1. ^ Kim sử
  2. ^ a b c d e f g Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 484
  3. ^ Tức Khai Phong thuộc Hà Nam, Trung Quốc, là kinh đô cũ của nhà Bắc Tống. Trước đó, nhà Kim đóng đô ở Trung Đô trong một thời gian dài. Năm 1214 do bị vua Mông Cổ là Thành Cát Tư Hãn uy hiếp dữ dội, Kim Tuyên Tông Hoàn Nhan Tuần phải chạy xuống phía nam, dời về Biện Kinh
  4. ^ Nhữ Nam, Hà Nam, Trung Quốc
  5. ^ Chu Thiệu Hầu, sách đã dẫn, tr 1395, 1402
  6. ^ Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 387
  • x
  • t
  • s
Các vua nhà Kim
Thái Tổ  • Thái Tông  • Hi Tông • Phế Đế • Thế Tông • Chương Tông • Thiệu Vương • Tuyên Tông  • Ai Tông  • Mạt Đế

Vua Trung Quốc  • Tam Hoàng Ngũ Đế  • Hạ  • Thương  • Chu  • Tần  • Hán  • Tam Quốc  • Tấn  • Ngũ Hồ loạn Hoa • Nam Bắc triều • Tùy  • Đường  • Ngũ đại Thập quốc  • Tống  • Liêu  • Tây Hạ  • Kim  • Nguyên  • Minh  • Thanh
  • x
  • t
  • s
Nhà
cai trị
Nam Tống
Kim
Văn thần-Tướng lĩnh
Nam Tống
Lý Cương • Chủng Sư Đạo • Chủng Sư Trung • Trương Thúc Dạ • Tông Trạch • Nhạc Phi • Trương Tuấn • Hàn Thế Trung • Ngô Giới • Lưu Quang Thế • Diêu Bình Trọng • Tần Cối • Triệu Lập • Lưu Kỹ • Vương Quý • Dương Tồn Trung • Trương Tuấn • Lưu Tử Vũ • Vương Ngạn • Đỗ Sung • Lã Chỉ • Ngô Lân • Ngưu Cao • Trương Hiến • Nhạc Vân • Vương Đức • Vương Luân • Triệu Đỉnh • Lương Hồng Ngọc • Lưu Thế Tương • Dương Tái Hưng • Dương Nghi Trung • Dương Chính • Sử Hạo • Trần Khang Bá • Ngu Doãn Văn • Vương Hữu Trực • Vương Cương Trung • Ngụy Thắng • Lý Bảo • Lý Hiển Trung • Lý Hoành • Vương Quyền • Thiệu Hoành Uyên • Thang Tư Thoái • Tân Khí Tật • Đặng Hữu Long • Hoàng Phủ Bân • Khâu Sùng • Ngô Đĩnh • Phương Tín Nhụ • Hàn Thác Trụ • Trình Tùng • Lý Hảo Nghĩa • An Bính • Triệu Phương • Mạnh Tông Chính • Hỗ Tái Hưng • Giả Thiệp • Triệu Phạm • Triệu Quỳ • Sử Di Viễn • Hứa Quốc • Sử Tung Chi • Tất Tái Ngộ • Mạnh Củng
Kim
Niêm Một Hát • Oát Ly Bất • Ngoa Lý Đóa • Ngột Truật • Thát Lại • Hàn Thường • Đỗ Sung • Chân Châu • Ngân Thuật Khả • Thát Lại • Triệt Ly Hát • A Lý Bồ Lư Hòn • Tát Ly Hát • Lâu Bảo • Lâu Thất • Bôn Đổ • Lưu Ngạn Tông • Khổng Ngạn Chu • Cao Trung Kiến • Lương Hán Thần • Đồ Đan Hợp Hỉ • Đồ Đan Trinh • Hoàn Nhan Trịnh Gia Nô • Ngột Thạch Liệt Lương Bật • Lý Thông • Mộng Hoạt • Gia Luật Nguyên Nghi • Bộc Tán Trung Nghĩa • Ngột Thạch Liệt Chí Ninh • Bồ Sát Đồ Mục • Bột Triệt • Bộc Tán Quỹ • Hoàn Nhan Sùng Hạo • Ngột Thạch Liệt Hồ Sa Hổ • Thuật Hổ Cao Kỳ • Ngột Thạch Liệt Tử Nhân • Hoàn Nhan Khuông • Vương Thế An • Ô Khố Luân Khánh Thọ • Hoàn Nhan Trại Bất • Đồ Hải • Bộc Tán An Trinh • Lã Tử Vũ • Ngột Thạch Liệt Nha Ngô Đáp • Hoàn Nhan Nguyên Nô • Hoàn Nhan Ngoa • Hoàn Nhan Thừa Dụ • Thì Toàn • Hoàn Nhan Hốt Tà Hổ • Hoàn Nhan Thừa Lân • Trương Thiên Cương
Nhân vật khác
Trương Giác • Trương Bang Xương • Lưu Dự • Lưu Lân • Nguyên Ý thái tử • Miêu Phó • Lưu Chính Ngạn • Tang Trọng • Dương Ma • Lịch Quỳnh • Lý Thành • Ngô Hy • Lý Toàn • Từ Văn • Hạ Toàn • Lý Phúc • Dương Diệu Chân • Mộc Hoa Lê
Sự kiện liên quan
Sự biến Tĩnh Khang • Miêu Lưu binh biến • Kim quân nam phạt • Xuyên Thiểm tranh đoạt chiến • Trận Yển Thành • Trận Phú Bình • Trận Hoàng Thiên Đãng • Cuộc bao vây Đức An • Nhạc Phi bắt phạt lần thứ nhất • Nhạc Phi bắt phạt lần thứ hai • Nhạc Phi bắt phạt lần thứ ba • Nhạc Phi bắt phạt lần thứ tư • Trận Thái Thạch • Trận Thái châu lần thứ nhất • Long Hưng bắc phạt • Sự kiện Phù Li • Hòa ước Long Hưng • Khai Hi bắc phạt • Hòa ước Gia Định  • Khởi nghĩa Hồng áo tặc • Ba đạo quân Kim đánh Tống • Khởi nghĩa Hồng áo tặc • Trận Thái Châu lần thứ hai
Hiệp ước