Khủng hoảng Sputnik

Con tem Liên Xô vẽ hình quỹ đạo Sputnik bay quanh Trái Đất

Khủng hoảng Spunik là những phản ứng của Hoa Kỳ trước thành công của chương trình Sputnik.[1] Đây là một sự kiện quan trọng trong Chiến tranh Lạnh bắt đầu từ ngày 4 tháng 10 năm 1957 khi Liên Xô phóng thành công Sputnik 1, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất.

Vụ phóng Sputnik I của Liên Xô và hai thử nghiệm dự án Vanguard thất bại của Mỹ đã gây xôn xao công chúng Hoa Kỳ, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã gọi đây là "Khủng hoảng Sputnik". Mặc dù bản thân Sputnik là vô hại, việc phóng nó đã nêu bật mối đe dọa liên tục mà Hoa Kỳ đã nhận thấy từ Liên Xô kể từ khi chiến tranh Lạnh nổ ra sau thế chiến thứ hai. Tên lửa đã đẩy Sputnik cũng có thể đưa một đầu đạn hạt nhân đến bất cứ đâu trên thế giới chỉ trong vài phút, chọc thủng chiến hào đại dương, thứ đã bảo vệ thành công Hoa Kỳ lục địa khỏi bị tấn công trong cả hai cuộc thế chiến. Trước đó, người Liên Xô đã chứng minh khả năng này vào ngày 21 tháng 8 bằng một chuyến bay thử nghiệm 6.000 km thành công của Tên lửa R-7; Cục Điện báo Liên Xô đã thông báo về vụ thử nghiệm 5 ngày sau đó và sự kiện này được truyền thông rộng rãi trên Aviation Week và các báo đài khác.

Chưa đầy một năm sau sự kiện phóng Sputnik, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Giáo dục Quốc phòng (NDEA). Luật này là một chương trình 4 năm tiêu tốn hàng tỷ đô la vào hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.

Sau cú sốc dư luận ban đầu, cuộc chạy đua vào không gian bắt đầu, dẫn đến sự kiện con người lần đầu bay vào không gian, chương trình Apollo và những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng năm 1969.[1]

Tham khảo

  1. ^ a b DeNooyer (2007).Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFDeNooyer_(2007) (trợ giúp)
  • x
  • t
  • s
Thập niên 1940
Thập niên 1950
Thập niên 1960
Thập niên 1970
Thập niên 1980
Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan • Chiến tranh Iran-Iraq • Tẩy chay Olympic năm 1980 và năm 1984 • Công đoàn Đoàn kết • Khủng hoảng Ba Lan 1980-1981 • Contras • Khủng hoảng Trung Mỹ • RYAN • Chuyến bay 007 của Korean Air Lines • Able Archer 83 • Sáng kiến phòng thủ chiến lược • Xâm chiếm Grenada • Cách mạng Quyền lực Nhân dân • Sự kiện Thiên An Môn • Hoa Kỳ xâm lược Panama • Bức tường Berlin sụp đổ • Những cuộc cách mạng 1989 • Glasnost • Perestroika
Thập niên 1990
Xem thêm
Quan hệ Hoa Kỳ-Liên Xô • Quan hệ NATO-Nga
Địa chính trị
Siêu cường quốc • Khối phía Đông • Khối phía Tây • Nhà nước cộng sản • Thế giới tự do • Phong trào không liên kết • Trung Quốc cộng sản • Hội nghị Ba Lục địa 1966 • Địa chính trị dầu mỏ
Tổ chức
Chạy đua
Ý thức hệ
Tuyên truyền
Chính sách
ngoại giao
Học thuyết Truman • Kế hoạch Marshall • Chính sách ngăn chặn • Học thuyết Eisenhower • Thuyết domino • Học thuyết Kennedy • Cùng tồn tại hòa bình • Ostpolitik • Học thuyết Johnson • Học thuyết Brezhnev • Học thuyết Nixon • Học thuyết Ulbricht • Học thuyết Carter • Học thuyết Reagan • Rollback
Mốc sự kiện • Chủ đề • Thể loại • Hình ảnh
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s