Furutaka (lớp tàu tuần dương)

Tàu tuần dương hạng nặng Furutaka vào năm 1926
Khái quát lớp tàu
Xưởng đóng tàu Mitsubishi, Nagasaki
Bên khai thác Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Lớp trước không
Lớp sau Aoba
Thời gian đóng tàu 1922 - 1926
Hoàn thành 2
Bị mất 2
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu tuần dương hạng nặng
Trọng tải choán nước
  • 7.950 tấn (tiêu chuẩn)
  • 9.150 tấn (sau cải biến) [1]
Chiều dài 176,8 m (580 ft)
Sườn ngang 15,8 m (51 ft 10 in)
Mớn nước 5,6 m (18 ft 5 in)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước Parsons
  • 12 × nồi hơi Kampon
  • 4 × trục
  • công suất 102.000 mã lực (76 MW)
Tốc độ 64 km/h (34,5 knot)
Tầm xa
  • 13.000 km ở tốc độ 26 km/h
  • (7.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)
Thủy thủ đoàn 616
Vũ khí
  • ban đầu: 6 × pháo 200 mm (7,9 inch)/50-cal (6×1),
  • 4 × pháo 76 mm (3,1 inch)/40-cal (4×1),
  • 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (6×2)
  • sau cải biến: 6 × pháo 203 mm (8 inch)/50-cal (3×2),
  • 4 × pháo 120 mm (4,7 inch)/45-cal (4×1),
  • 8 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (2×4)
Bọc giáp
  • đai giáp: 76 mm (3 inch)
  • sàn tàu: 36 mm (1,4 inch)
Máy bay mang theo
  • 1 × thủy phi cơ Nakajima E4N2 (ban đầu)
  • 2 × thủy phi cơ Kawanishi E7K2 (sau cùng)
Hệ thống phóng máy bay 1 × máy phóng (từ năm 1933)

Lớp tàu tuần dương Furutaka (tiếng Nhật: 古鷹型巡洋艦 - Furutaka-gata junyōkan) là một lớp tàu tuần dương hạng nặng bao gồm hai của chiếc Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Chúng được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và cả hai đều bị đánh chìm cùng trong năm 1942.

Mô tả

Sơ đồ Furutaka như nó hiện hữu vào giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Những tàu tuần dương thuộc lớp Furutaka là những tàu tuần dương hạng nặng đầu tiên của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Chúng hầu như tương tự như những chiếc thuộc lớp Aoba sau đó. Lớp Furutaka thuộc thế hệ đầu tiên của những tàu tuần dương hạng nặng tốc độ cao của Hải quân Nhật; được dự tính để đối đầu cùng những chiếc tàu tuần dương trinh sát thuộc lớp Omaha của Hải quân Mỹ và lớp Hawkin của Hải quân Anh. Chúng được phát triển dựa trên thiết kế thử nghiệm được bắt đầu bởi chiếc tàu tuần dương Yūbari. Mặc dù được thiết kế để tối thiểu hóa trọng lượng, và lớp vỏ giáp chỉ đủ để bảo vệ chống lại đạn pháo 152 mm (6 inch), lượng rẽ nước của con tàu lại tỏ ra quá tải trầm trọng.

Hai chiếc tàu chiến này được xem là những "tàu tuần dương trinh sát", được thiết kế để mang theo máy bay. Tuy nhiên, việc thiếu sót một máy phóng đã buộc phải phóng thủy phi cơ từ mặt nước cho đến khi chúng được cải tiến vào những năm 1932-1933.

Những chiếc trong lớp

Tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoạt động Số phận
Furutaka (古鷹) 5 tháng 12 năm 1922 25 tháng 2 năm 1925 31 tháng 3 năm 1926 Bị đánh chìm 11 tháng 10 năm 1942
Kako (加古) 17 tháng 11 năm 1922 4 tháng 4 năm 1925 20 tháng 7 năm 1926 Bị đánh chìm 10 tháng 8 năm 1942

Xem thêm

Tư liệu liên quan tới Furutaka class cruiser tại Wikimedia Commons

Tham khảo

  1. ^ Whitley, M J (1995). Cruisers of World War Two: An International Encyclopedia. London: Arms and Armour Press. tr. 167. ISBN 1-85409-225-1.

Liên kết ngoài

  • CombinedFleet.com: Furutaka-class cruisers
  • x
  • t
  • s
Lớp tàu tuần dương Furutaka

Furutaka  • Kako

Dẫn trước bởi: Không – Tiếp nối bởi: lớp Aoba

Danh sách tàu tuần dương của Hải quân Đế quốc Nhật Bản
  • x
  • t
  • s
Tàu sân bay

Hōshō D  • Akagi DC  • Kaga DC  • Sōryū D  • Hiryū D  • Shōkaku  • Hiyō C  • Taihō D  • Unryū  • Shinano C

Tàu sân bay hạng nhẹ

Ryūjō D  • Zuihō C • Ryūhō DC • Chitose C • Ibuki DCH

Tàu sân bay hộ tống

Hải quân: Taiyō C • Kaiyō DC • Shinyo DC
Lục quân: Akitsu Maru DC • Yamashio Maru DC • Kumano Maru DC • Shimane Maru C

Thiết giáp hạm

Kongō  • Fuso  • Ise  • Nagato  • Yamato

Tàu tuần dương hạng nặng

Furutaka  • Aoba  • Myōkō  • Takao  • MogamiN • Tone

Tàu tuần dương hạng nhẹ

Tenryū  • Kuma  • Nagara  • Yūbari D • Sendai  • Katori  • Agano  • Ōyodo D • Yasoshima (Ning Hai) D

Tàu khu trục

hạng Nhất: Minekaze  • Kamikaze  • Mutsuki  • Fubuki  • Akatsuki  • Hatsuharu  • Shiratsuyu  • Asashio  • Kagerō  • Yūgumo  • Akizuki  • Shimakaze D  • Matsu  • Tachibana
hạng Nhì: Momi  • Wakatake

Tàu phóng lôi

Chidori  • Ōtori

Tàu ngầm

hạng Nhất: Junsen • Kiểu A () • Kiểu B (Otsu) • Kiểu C (Hei) • Kiểu D (Tei) • Kaidai  • Kiraisen (I-121) • Senho (I-351) • Sentoku (I-400) • Sentaka (I-201)
hạng Nhì: Kaichū • Kiểu L • Ko • Sen'yu-Ko • Sentaka-Ko
Lục quân: Maru Yu

Pháo hạm

Pháo hạm biển: Saga D • Ataka D • Hashidate  • Okitsu (RN Lepanto) DC
Pháo hạm sông: Toba D • Seta  • Atami  • Fushimi  • Kotaka D • Karatsu (USS Luzon) D • Maiko (PN Macau) D • Narumi (RN Ermanno Carlotto) D • Suma (HMS Moth) D • Tatara (USS Wake) D

Tàu hộ tống

Shimushu  • Etorofu  • Mikura  • Hiburi  • Ukuru  • Số 1  • Số 2  • Ioshima (CN Ping Hai) DC

Tàu nhỏ

Daihatsu (tàu đổ bộ) • Shinyo (tàu cảm tử) • Kaiten (ngư lôi có người lái) • Ko-hyoteki (tàu ngầm bỏ túi)  • Kairyu (tàu ngầm bỏ túi)

Chú thích: D - Chiếc duy nhất trong lớp  • C - Kiểu tàu được cải biến  • N - Xếp lớp tàu tuần dương hạng nhẹ theo Hiệp ước hải quân Washington cho đến năm 1939  • H - Chưa hoàn tất vào lúc chiến tranh kết thúc
  • Cổng thông tin Quân sự
  • Cổng thông tin Hàng hải
  • Cổng thông tin Nhật