Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an

Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an
Công an nhân dân Việt Nam

Công an hiệu
Quốc gia Việt Nam
Thành lậpNgày 6 tháng 8 năm 2018
(5 năm, 287 ngày)
Phân cấpCục đặc biệt
Nhiệm vụLà cơ quan đầu ngành về công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết các mặt công tác Công an
Bộ phận của Bộ Công an (Việt Nam)
Bộ chỉ huy Hà Nội
Tên khácV04
Lễ kỷ niệmNgày 6 tháng 8
Lãnh đạo hiện nay
Cục trưởng
Phó Cục trưởng
Mã Duy Quân

Hoàng Văn Toàn
  • x
  • t
  • s

Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an (V04)[1] trực thuộc Bộ Công an Việt Nam là cơ quan đầu ngành giúp Bộ trưởng trong nghiên cứu khoa học và tổng kết các mặt công tác Công an, phục vụ yêu cầu chiến đấu bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) và lưu trữ, trưng bày các nội dung liên quan đến hoạt động của ngành để nâng cao trình độ lý luận, năng lực nghiệp vụ của cán bộ, chiến sĩ.

Quá trình phát triển

Ngày 6-1-1974, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn ký Quyết định số 18-CA/QĐ thành lập Viện Nghiên cứu Khoa học Công an.[2]

Năm 1981, viện đổi tên thành Viện Khoa học Công an.[2]

Năm 1988, đổi tên gọi thành Vụ Khoa học và Kỹ thuật.[2]

Năm 1989, đổi tên gọi thành Cục Khoa học và Kỹ thuật.[2]

Năm 1992, đổi tên gọi thành Viện Khoa học Công an.[2]

Năm 2003, đổi tên thành Viện Chiến lược và Khoa học Công an.[2]

Theo Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2018 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Công an. Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an được thành lập trên cơ sở hợp nhất 4 đơn vị gồm: Viện Chiến lược và Khoa học Công an; Cục Quản lý khoa học công nghệ và môi trường; Tạp chí Công an nhân dân; Viện Lịch sử Công an.

Lãnh đạo hiện nay

Tổ chức

Khen thưởng

Cục trưởng qua các thời kỳ

Hôị đồng Lý luận Bộ Công an

Ngày 11 tháng 4 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký, ban hành Quyết định số 1599/QĐ-BCA về việc thành lập Hội đồng Lý luận Bộ Công an (Hội đồng), cơ quan tư vấn cho Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về các vấn đề lý luận Công an nhân dân (CAND).

Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về công tác xây dựng, bổ sung, hoàn thiện, phát triển và thống nhất hệ thống lý luận CAND; tổ chức nghiên cứu, thẩm định những vấn đề lý luận mới nảy sinh từ thực tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và thực tiễn công tác xây dựng lực lượng CAND; tham gia tổng kết các chuyên đề nghiệp vụ của Công an các đơn vị, địa phương nhằm bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận; thực hiện hợp tác quốc tế về các vấn đề có liên quan đến lý luận CAND.

Hội đồng được tổ chức thành nhiều tiểu ban, bao gồm:

Cục V04 là cơ quan thường trực của Hội đồng.

Chú thích

  1. ^ “Viện Chiến lược và Khoa học Công an: Xứng đáng là cơ quan nghiên cứu chiến lược đầu ngành Bộ Công an”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2014.
  2. ^ a b c d e f Thiếu tướng Đỗ Lê Chi - Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an. “Xứng đáng là cơ quan nghiên cứu chiến lược, khoa học, lịch sử đầu ngành của Lực lượng Công an”. Công an nhân dân. 2019-01-22. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ Thảo Vy (30 tháng 10 năm 2020). “Bách khoa thư CAND - nâng cao trình độ, làm giàu tri thức cho CBCS”. cand.com.vn. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ Thanh Bình (14 tháng 1 năm 2022). “Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, lý luận, lịch sử Công an phục vụ có hiệu quả các mặt công tác công an”. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ “Đại tá, TS Nguyễn Văn Việt từ trần”. cand.com.vn. 14 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ Đại tá, TS Đỗ Văn Hoan - Phó Cục trưởng V04, Viện trưởng Viện Lý luận Công an, Ủy viên Thư ký Hội đồng Lý luận Bộ Công an (10 tháng 4 năm 2022). “Chặng đường 10 năm của hội đồng lý luận Bộ Công an và những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ “Họp trực tuyến xét chọn đề tài thuộc chương trình trọng điểm Nghiên cứu khoa học cấp Bộ”. dhannd.edu.vn. 23 tháng 12 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2022.
  • x
  • t
  • s
Công an nhân dân Việt Nam – Bộ Công an Việt Nam
Tổng quan
Lịch sử
Vũ khí
Trang bị
Cấp bậc
Quân hàm
Khác
Tổ chức Công an nhân dân Việt Nam
Đảng
Đảng ủy Công an Trung ương
Nhà nước
Quốc hội
Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính phủ
Bộ Công an
Khối cơ quan
Khối cơ sở
Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an Việt Nam
Lãnh đạo (2)
  • Bộ trưởng
  • Thứ trưởng
Khối Nghiệp vụ
Khối Chính trị
  • Cục Tổ chức Cán bộ
  • Cục Đào tạo
  • Cục Công tác Đảng và công tác chính trị
  • Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an
  • Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc
  • Cục Truyền thông Công an nhân dân
Khối An ninh
Khối Cảnh sát
Khối Tình báo
  • Cục Tình báo kinh tế, khoa học, kỹ thuật
  • Cục Xử lý tin và hỗ trợ tình báo
  • Cục Tình báo Châu Á
  • Cục Tình báo Mỹ Âu Phi
Khối Hậu cần
Kỹ thuật
  • Cục Hậu cần
  • Cục Y tế
  • Cục Công nghệ thông tin
  • Cục Ngoại tuyến
  • Cục Kỹ thuật nghiệp vụ
  • Cục Hồ sơ nghiệp vụ
  • Cục Viễn thông và cơ yếu
  • Cục Trang bị và kho vận
  • Cục Công nghiệp an ninh
  • Cục Quản lý xuất nhập cảnh
  • Cục Quản lý xây dựng và doanh trại
Bộ Tư lệnh
  • Bộ Tư lệnh Cảnh vệ
  • Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động
Nhà trường
  • Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
  • Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II
  • Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I
  • Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
  • Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân III
  • Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI
  • Trường Trung cấp Cảnh sát Giao thông
  • Trường Trung cấp Cảnh sát Cơ động
  • Trường Văn hóa I
  • Trường Văn hóa II
  • Trường Văn hóa III
Bệnh viện
  • Bệnh viện 19-8
  • Bệnh viện 199
  • Bệnh viện 30-4
  • Bệnh viện Y học cổ truyền
Viện nghiên cứu
  • Viện Khoa học hình sự
  • Viện Khoa học và công nghệ
Công an Tỉnh
Khối Tổng cục (6) (cũ)
  • Tổng cục An ninh
  • Tổng cục Cảnh sát
  • Tổng cục Chính trị
  • Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật
  • Tổng cục Tình báo
  • Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp


Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s