Cải củ

Phân loại khoa họcGiới (regnum)Plantae(không phân hạng)Angiospermae(không phân hạng)Eudicots(không phân hạng)RosidsBộ (ordo)BrassicalesHọ (familia)BrassicaceaeChi (genus)RaphanusLoài (species)R. sativusDanh pháp hai phầnRaphanus sativus
L.

Cải củ (danh pháp hai phần: Raphanus sativus) là một loại củ được hình thành ở rễ do sự dư thừa của các chất dinh dưỡng được lưu trữ ở phần rễ của thực vật thuộc họ Cải, được thuần hóa ở châu Âu[1] từ thời kỳ tiền Roman. Hiện nay cải củ được trồng và sử dụng trên khắp thế giới. Cải củ có nhiều thứ khác nhau, khác biệt về kích thước, màu sắc và mùa vụ. Một vài thứ cải củ được trồng để lấy hạt dùng trong chế biến dầu hạt cải.

Hiện nay, có hai loại cải củ chính được dùng phổ biến, đó là củ cải trắng (mùa đông) và củ cải đỏ (xuân hoặc hè). Củ cải trắng thường có hình dáng dài, nhỏ chứ không tròn như củ cải đỏ.[2]

Ngoài ra ở Việt Nam, củ cải trắng còn là một vị thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,...

Hình ảnh

  • Củ cải trắng.
    Củ cải trắng.
  • Củ cải đỏ và củ cải trắng.
    Củ cải đỏ và củ cải trắng.

Chú thích

  1. ^ Nguồn: Lewis-Jones, L.J.; Thorpe, J.P.; Wallis, G.P. (1982). Genetic divergence in four species of the genus Raphanus: Implications for the ancestry of the domestic radish R. sativus. Biological Journal of the Linnean Society. 18(1): 35-48.
  2. ^ Xem chi tiết trong bài "Công dụng tuyệt vời khi ăn các loại củ cải" trên website báo Quảng Nam, cập nhật 27/09/2013 [1] Lưu trữ 2014-02-02 tại Wayback Machine.

Liên kết ngoài

  • Multilingual taxonomic information from the University of Melbourne
  • Production of radishes hosted by the UNT Government Documents Department
  • Discovered Bibliography (Raphanus sativus) in the Biodiversity Heritage Library


Hình tượng sơ khai Bài viết Họ Cải (Brassicaceae) này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s