Ủy ban Olympic Trung Quốc

Ủy ban Olympic Trung Quốc
Biểu tượng của Ủy ban Olympic Trung Quốc
Biểu tượng của Ủy ban Olympic Trung Quốc
Quốc gia/khu vực Trung Quốc
CHN
Thành lập
  • 1910 (với tư cách Trung Hoa Dân Quốc)
  • 1952 (với tư cách Trung Quốc)
Được công nhận1954, và sau đó là 1979
Hiệp hội
châu lục
OCA
Trụ sở chínhBắc Kinh, Trung Quốc
Chủ tịchCẩu Trọng Văn
Tổng thư kýTống Khắc Cần
Trang webwww.olympic.cn
Các vòng tròn Olympic
Một phần của loạt bài về
  • Quá trình đăng cai (chi tiết đăng cai)
  • Triển khai (địa điểm, rước đuốc)
  • Tiếp thị (linh vật)
  • Đài phát sóng
  • Lễ khai mạc (người cầm cờ)
  • Tổng hợp diễn biến
  • Bảng tổng sắp huy chương (vận động viên giành huy chương)
  • Tranh cãi
  • Kỷ lục thế giới và Olympic
  • Lễ bế mạc (người cầm cờ)
  • Thế vận hội Người khuyết tật
  • x
  • t
  • s

Ủy ban Olympic Trung Quốc (giản thể: 中国奥林匹克委员会; phồn thể: 中國奧林匹克委員會; bính âm: Zhōngguó Àolínpǐkè Wěiyuánhuì; Wade–Giles: Chung-Kuo Ao-Lin-P'i-K'o Wei-Yüan-Hui; mã IOC: CHN) là cơ quan được chỉ định chính thức của Trung Quốc (CHND Trung Hoa) tại Thế vận hội và các liên đoàn thể thao quốc tế trực thuộc khác kể từ năm 1979, khi Nghị quyết Nagoya được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) thông qua.

Ủy ban Olympic Trung Quốc
Phồn thể中國奧林匹克委員會
Giản thể中国奥林匹克委员会
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữZhōngguó Àolínpǐkè Wěiyuánhuì
Wade–GilesChung-Kuo Ao-Lin-P'i-K'o Wei-Yüan-Hui

Dòng thời gian các sự kiện tại Thế vận hội

Dòng thời gian sau đây liên quan đến các tên khác nhau và các sự kiện, nguyên tắc liên quan đến việc công nhận đoàn thể thao của Trung Hoa Dân Quốc:

  • 1910: Ủy ban Olympic Quốc gia Trung Hoa (中國奧林匹克委員會) được tạo ra để đại diện cho lợi ích của Trung Quốc trong các hoạt động và sự kiện của Thế vận hội.
  • 1922: IOC công nhận tổ chức này.
  • 1932: Trung Hoa Dân Quốc lần đầu tiên thi đấu tại Thế vận hội với tư cách "Trung Quốc"[1]
  • 1951: Ủy ban Olympic Quốc gia Trung Hoa chuyển từ Nam Kinh đến Đài Bắc[2];
  • 1951: Ủy ban Olympic Quốc gia Trung Quốc được thành lập[2];
  • Năm 1952: Ủy ban Olympic Quốc gia Trung Quốc lần đầu tiên được mời tham dự Thế vận hội, đó là tại kỳ hội 1952 tại Helsinki. Chỉ có một vận động viên duy nhất, đó là kình ngư bơi lội Ngô Truyền Túc, có thể tham gia, vì Ủy ban "đã được chấp nhận để liên kết chỉ hai ngày trước khi khai mạc Thế vận hội"[3].
  • 1954: IOC thông qua nghị quyết chính thức công nhận "Ủy ban Olympic Trung Quốc" của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) (中国奥林匹克委员会). CHND Trung Hoa được mời tham dự Thế vận hội Melbourne 1956, và do đó họ đã cử đi một phái đoàn, nhưng cuối cùng lại rút lui để phản đối vấn đề của hai nước Trung Quốc (ý nói những tranh cãi về danh xưng của hai đoàn thể thao Trung Hoa Dân Quốc và CHND Trung Hoa)[2][4];
  • 1958: CHND Trung Hoa rút khỏi phong trào Olympic và các liên đoàn điều hành các môn thể thao tại Thế vận hội. Giáo sư Tống Hậu Dị, thành viên đại diện trong IOC của CHND Trung Hoa cũng nói lời từ chức[2];
  • 1979: IOC chính thức công nhận Ủy ban Olympic Trung Quốc là cơ quan đại diện cho "Trung Quốc" dưới sự thống trị của Cộng sản. Ủy ban Olympic Trung Hoa Dân Quốc chính thức được đổi tên thành "Ủy ban Olympic Đài Bắc Trung Hoa"[2][4].

Xem thêm

Tham khảo

  • Berlioux, Monique, "Liên quan đến Trung Quốc", Tạp chí Olympic, số 66-67 tr. 171-174, 1973 Tháng 5 - Tháng 6. https://web.archive.org/web/20100809032424/http://www.la84foundation.org/OlympicInformationCenter/OlympicReview/1973/ore66/ore66c.pdf, được truy xuất vào ngày 24 tháng 8 năm 2008
  1. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2008.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  2. ^ a b c d e The Times, "The Latest Threat to the Olympics - And its all over a name", 10 July 1976
  3. ^ Werner Soderstrom Osakeyhtio, “The Official Report of the Organising Committee for the Games of the XV Olympiad Helsinki 1952” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. (30.6 MB), Sulo Kolkka (ed.), Alex Matson (trans.), The Organising Committee for the XV Olympiad Helsinki 1952, 1952
  4. ^ a b “Chinese Olympic Committee website”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s
Khu vực 1 (Tây Á)
Khu vực 2 (Trung Á)
  • Afghanistan
  • Kazakhstan
  • Kyrgyzstan
  • Tajikistan
  • Turkmenistan
  • Uzbekistan
Khu vực 3 (Nam Á)
  • Bangladesh
  • Bhutan
  • Ấn Độ
  • Maldives
  • Nepal
  • Pakistan
  • Sri Lanka
Khu vực 4 (Đông Á)
Khu vực 5 (Đông Nam Á)