Đá Ga Ven

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Ga Ven
Đá Ga Ven
Địa lý
Vị trí của đá Ga Ven
Vị trí của đá Ga Ven
Ga Ven
Vị tríBiển Đông
Tọa độ10°12′26″B 114°13′23″Đ / 10,20722°B 114,22306°Đ / 10.20722; 114.22306 (đá Ga Ven)
Diện tích0.14 km2 (đất bồi đắp)
Quản lý
Quốc gia quản lý Trung Quốc
TỉnhHải Nam
Thành phốTam Sa
TrấnNam Sa
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đá Ga Ven (tiếng Anh: gọi chung đá Gaven và đá LạcGaven Reefs; tiếng Trung: 南薰礁, bính âm: Nánxūn Jiāo, Hán-Việt: Nam Huân tiêu) là một rạn san hô ("đá") thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa[1], nằm vế phía tây bắc đá Lạc khoảng 2,5 hải lý và nằm về phía tây của đảo Nam Yết với khoảng cách là 8,5 hải lý.[2]

Đá Ga Ven (10°12′26″B 114°13′23″Đ / 10,20722°B 114,22306°Đ / 10.20722; 114.22306) là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Philippines, Đài LoanTrung Quốc. Trung Quốc kiểm soát đá Ga Ven từ năm 1988. Sau đó, Trung Quốc đã bồi đắp thành đảo nhân tạo từ năm 2014 đến nay.

Đặc điểm

Đá Ga Ven và đá Lạc là hai rạn san hô "nửa nổi nửa chìm" (cạn nước khi thủy triều thấp). Trên đá Ga Ven có một dải cát cao 2 m. Diện tích của đá Ga Ven là khoảng 86 ha.[2][3]

Lịch sử

Ngày 26 tháng 2 năm 1988, Trung Quốc đưa quân lên chiếm đóng đá Ga Ven.[4]

Khoảng những năm 1988-1995, Trung Quốc mới chỉ xây được một cấu trúc công trình nhỏ dạng nhà nổi trên mực nước thủy triều, ở phía đông bắc bãi đá ngầm

Việc xây dựng đảo nhân tạo tại bãi đá ngầm Ga Ven chỉ được bắt đầu đầu năm 2014, nhưng tới ngày 7 tháng 8 năm 2014, không ảnh chụp được đã cho thấy một hòn đảo nhân tạo quy mô lớn đã hình thành kéo dài phần đuôi về hướng đông nam. Đến ngày 30 tháng 1 năm 2015, một con đê chắn sóng làm thành đường đắp cao nối phần đảo lớn ở trung tâm bãi ngầm với cấu trúc công trình cũ thời kỳ 1988 và một bãi đáp trực thăng mới xây bên cạnh cấu trúc cũ này. Các công trình xây dựng mới trên đảo nhân tạo ở Ga Ven có cùng một mẫu thiết kế điển hình như các công trình ở đá Tư Nghĩa (Hughes Reef): bao gồm một tòa nhà chính hình vuông bên cạch các cấu trúc có dạng giống như tháp chống máy bay hay mái che radar.[5]

Năm 2018, sau khi Trung Quốc hoàn thành quá trình bồi đắp đảo hoàn toàn nhân tạo trên đá Ga Ven, thì diện tích đảo nhân tạo này lên tới khoảng 0,14 km².

Tham khảo

  1. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam).
  2. ^ a b Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 9.
  3. ^ Hancox, David; Prescott, Victor (1995). A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands. Maritime Briefings. 1. University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 8. ISBN 9781897643181.
  4. ^ Lịch sử cục tác chiến, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, 2005. Chương III - GIAI ĐOẠN BA (từ tháng 3 năm 1979 đến 1989).
  5. ^ Imagery shows progress of Chinese land building across Spratlys, IHS Jane's 360, ngày 15 tháng 2 năm 2015

Hình ảnh

Ảnh vệ tinh của bãi san hô Tizard do NASA chụp
đảo Ba Bình
bãi Bàn Than
đảo Sơn Ca
đá Núi Thị
đá Én Đất
đảo Nam Yết
đá Lạc
đá Ga Ven

Vị trí tương quan đá Ga Ven và đá Lạc (nguồn: NASA).
Tài liệu hàng hải quốc tế gọi khu vực rạn san hô vòng dạng hở này là
Tizard Bank.
  • x
  • t
  • s
Danh sách các "đảo" (đảo san hô/cồn cát), "đá" (rạn san hô nửa nổi nửa chìm/ngầm) và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa
Thứ tự các cụm đảo tính từ bắc xuống nam (tên gọi theo tiếng Việt)
Việt Nam
chiếm đóng
Philippines
chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Đông
Cụm Thị Tứ: Đảo Thị Tứ
Cụm Loại Ta: Đảo Bến Lạc  • Đảo Loại Ta  • Đảo Loại Ta Tây
Cụm Thám Hiểm: Đá Công Đo
Cụm Bình Nguyên: Đảo Bình Nguyên  • Đảo Vĩnh Viễn  • Bãi Cỏ Mây

Trung Quốc
chiếm đóng
Đài Loan
chiếm đóng
Malaysia
chiếm đóng
Chưa có
nước nào
chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đá Bắc  • Bãi Đinh Ba  • Bãi Núi Cầu
Cụm Thị Tứ: Đá Cái Vung  • Đá Hoài Ân  • Đá Trâm Đức  • Đá Tri Lễ  • Đá Vĩnh Hảo
Cụm Loại Ta: Đá An Lão  • Đá An Nhơn  • Đá An Nhơn Bắc  • Đá An Nhơn Nam  • Đá Sa Huỳnh  • Đá Tân Châu  • Đá Cá Nhám  • Bãi Đường  • Bãi Loại Ta Nam
Cụm Nam Yết: Đá Đền Cây Cỏ  • Đá Én Đất  • Đá Lạc  • Bãi Bàn Than  • Đá Nhỏ
Cụm Sinh Tồn: Đá An Bình  • Đá Ba Đầu  • Đá Bãi Khung  • Đá Bia  • Đá Bình Khê  • Đá Bình Sơn  • Đá Đức Hòa  • Đá Ken Nan  • Đá Nghĩa Hành  • Đá Nhạn Gia  • Đá Ninh Hòa  • Đá Phúc Sĩ  • Đá Sơn Hà  • Đá Tam Trung  • Đá Trà Khúc  • Đá Văn Nguyên  • Đá Vị Khê  • Bãi Fancy Wreck  • Đá Cornwallis
Cụm Trường Sa: Đá Núi Cô  • Đá Núi Mon  • Đá Núi Trời  • Bãi ngầm Chim Biển  • Bãi ngầm Mỹ Hải  • Bãi ngầm Nguyệt Sương/Xương • Bãi ngầm Stag  • Bãi Đăng Quang
Cụm Thám Hiểm: Đá Suối Cát  • Đá Sác Lốt  • Đá Louisa  • Đá Thanh Kỳ  • Đá Vĩnh Tường  • Bãi Phù Mỹ  • Bãi Trăng Khuyết  • Bãi ngầm Khánh Hội  • Bãi ngầm Ngũ Phụng  • Bãi ngầm Tam Thanh
Cụm Bình Nguyên: Bãi Tổ Muỗi  • Bãi Cỏ Rong  • Đá Đồng Thạnh  • Cụm/Bãi Đá Bắc (Đá Cỏ My  • Đá Gò Già  • Đá Vĩnh Hợp)  • Đá Long Hải  • Đá Lục Giang  • Cụm/Bãi Hải Sâm (Đá Định Tường  • Đá Hoa  • Đá Hội Đức  • Đá Ninh Cơ  • Đá Triêm Đức)  • Cụm Hồ Tràm (Đá Ba Cờ  • Đá Hợp Kim  • Đá Khúc Giác  • Đá Mỏ Vịt  • Đá Trung Lễ)  • Cụm bãi cạn Nam (Đá Chà Và  • Bãi Hải Yến • Đá Tây Nam)  • Bãi Đồ Bàn  • Bãi Đồng Giữa  • Bãi Thạch Sa  • Bãi Vĩnh Tuy  • Bãi Hữu Độ  • Bãi Rạch Vang  • Bãi Ôn Thuỷ  • Bãi Na Khoai  • Bãi Rạch Lấp  • Bãi Đồng Cam  • Đá Phật Tự  • Đá Long Điền  • Đá Bồ Đề  • Bãi Cái Mép  • Đá Suối Ngọc  • Bãi Suối Ngà  • Bãi Đồi Mồi  • Bãi Sa Bin

  • Biển Đông
  • Quần đảo Hoàng Sa
  • Quần đảo Trường Sa